Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức OT là gì? Quy định và cách tính lương Overtime cho nhân viên
1C Việt Nam
(07.11.2024)

OT là gì? Quy định và cách tính lương Overtime cho nhân viên

Trong môi trường làm việc ngày nay, khái niệm OT đã trở thành một phần không thể thiếu. Vậy OT là gì? Cách tính lương thêm giờ cho nhân viên cụ thể như thế nào? Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn chi tiết và toàn diện về khái niệm OT, những quy định pháp luật liên quan, cũng như cách tính toán lương OT một cách chính xác. Tham khảo ngay!

1. OT là gì?

OT là viết tắt của từ gì? OT là từ viết tắt của "Overtime" trong tiếng Anh, nghĩa là thời gian làm thêm giờ, làm ngoài giờ, làm tăng ca so với quy định. Thông thường, OT sẽ áp dụng khi phải tăng ca cho dự án đặc biệt, hoặc công việc gấp cần xử lý. Những người làm thêm giờ cũng sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với thời gian làm việc chính thức tại doanh nghiệp. 

Hình thức làm việc Overtime hiện nay khá phổ biến, dễ dàng bắt gặp tại các doanh nghiệp Logistics, F&B, Hospitality, Agency,...nhằm thúc đẩy tiến độ công việc và hiệu suất làm việc của nhân viên.

ot là gì
OT là từ viết tắt của Overtime, tức là làm thêm giờ

>>>> XEM THÊM: 

2. Quy định mới nhất về chế độ làm thêm giờ trong doanh nghiệp

Theo Bộ luật Lao động 2019, quy định về làm thêm giờ được nêu rõ tại Điều 107. Cụ thể như sau:

2.1 Quy định về thời gian OT

Theo quy định của Luật lao động, thời gian làm việc của người lao động là 8 giờ mỗi ngày và không quá 48 giờ một tuần. Đối với các nhà hàng, khách sạn, thời gian làm việc được chia thành các ca làm việc không vượt quá 10 tiếng mỗi ngày. Ca làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

làm ot là gì
Ca làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau

Luật Lao động cho phép làm thêm giờ nhưng không vượt quá 50% số giờ làm việc một ngày. Ví dụ, sau khi đã làm việc 8 giờ trong ngày, thời gian làm thêm giờ tối đa là 4 giờ. Như vậy, tổng thời gian làm việc chính thức cộng với thời gian làm thêm của người lao động là không được quá 12 giờ trong một ngày.

Khi làm thêm giờ, người lao động có thể được sắp xếp thời gian nghỉ bù, nếu không được nghỉ bù thì sẽ được hưởng lương làm thêm giờ. 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

2.2 Điều kiện để người lao động được tính OT

Người sử dụng lao động chỉ có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ sau khi có sự đồng ý của người lao động. Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sự đồng ý này cần được hướng dẫn cụ thể và quy định rõ ràng về thời gian, địa điểm và công việc làm thêm. Doanh nghiệp có thể tham khảo văn bản thỏa thuận đồng ý của người lao động với người sử dụng lao động theo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV. 

  • Giới hạn số giờ làm thêm là không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày, không quá 12 giờ trong một ngày nếu tính theo tuần, và không quá 40 giờ trong một tháng. 
  • Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định.
ot là gì
Người sử dụng lao động chỉ có thể áp dụng làm thêm giờ sau khi có sự đồng ý của người lao động

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ

  • Chấm công là gì? 7 hình thức chấm công phổ biến nhất 2025
  • C&B là gì? Mô tả công việc C&B và các kỹ năng quan trọng nhất

2.3 Các trường hợp được sử dụng lao động làm thêm dưới 300h/năm

Người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong một năm trong các trường hợp sau đây:

  • Các ngành sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
  • Các ngành sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước.
  • Khi giải quyết công việc yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
  • Khi phải xử lý công việc cấp bách không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc những vấn đề phát sinh do yếu tố khách quan không thể dự liệu trước như thời tiết bất lợi, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
  • Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
tiền ot là gì
Các ngành sản xuất, gia công xuất khẩu được phép sử dụng người lao động làm thêm không quá 300h/năm

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

2.4 Hình thức xử phạt doanh nghiệp không trả lương OT

Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không trả đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động. Cụ thể, mức phạt tiền sẽ tăng theo số lượng người lao động bị vi phạm như sau:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho vi phạm từ 1 đến 10 người lao động.
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cho vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng cho vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng cho vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
ot là gì
Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không trả đủ tiền lương làm thêm giờ

Điều này được điều chỉnh bởi Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trong đó quy định rằng mức phạt tiền đối với tổ chức là gấp đôi so với mức phạt đối với cá nhân. Ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn phải chi trả đủ số tiền lương chậm trả cộng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt, theo khoản 5 Điều 17 Nghị định nêu trên.

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

3. Cách tính lương thêm giờ cho nhân viên

Lương Overtime tính như thế3 nào? Việc hiểu rõ lương OT nghĩa là gìcách tính lương OT giúp người lao động đảm bảo quyền lợi cũng như giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật. Cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định tại Điều 98 của Luật Lao động số 45/2019/QH14, cụ thể như sau: 

LÀM THÊM GIỜ

NGÀY LÀM VIỆC (N)

Ngày thường

Ngày nghỉ

Ngày Lễ – Tết

Làm thêm ban ngày

(6h – 22h)

 

150% x N

200% x N

300% x N

Làm thêm ban đêm

(22h – 6h)

Chưa làm thêm ban ngày

200% x N

270% x N

390% x N

Đã làm thêm ban ngày

210% x N

270% x N

390% x N

3.1 Cách tính lương OT ban ngày

lương ot là gì
Hướng dẫn chi tiết cách tính lương OT ban ngày

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính lương OT ban ngày theo quy định hiện hành.

  • Đối với ngày làm việc bình thường:

Lương OT = Tiền làm giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm

  • Đối với ngày nghỉ cuối tuần:

Lương  OT = Tiền làm giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm

  • Đối với ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương:

Lương OT = Tiền làm giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm

>>>> XEM NGAY: 

3.2 Cách tính lương OT ban đêm

ot là gì
 Hướng dẫn cách tính lương OT ban đêm

Dưới đây là hướng dẫn cách tính lương OT ban đêm chi tiết:

Lương OT = [Hệ số tăng ca x Tiền làm giờ thực trả của ngày làm việc bình thường + Tiền làm giờ thực trả ngày thường làm việc x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền làm theo giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm

4. Vì sao nhân viên ngày nay chọn OT nhiều?

Những thắc mắc như lương OT là gì, làm việc OT là gì gần như không xuất hiện trong giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, với sự thay đổi của thị trường việc làm cùng quy chế của các doanh nghiệp, việc làm thêm giờ ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là một số lý do nhân viên chọn OT nhiều: 

  • Khối lượng công việc nhiều: Một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người phải làm việc Overtime là do khối lượng công việc quá lớn, đặc biệt là vào những ngày cuối năm hoặc khi các dự án của công ty đang tiến hành.
  • Tăng thu nhập: Việc làm thêm giờ với mức lương OT cao hơn giờ làm việc thông thường giúp nhân viên kiếm thêm thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống và đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
  • Cơ hội thăng tiến: Làm OT mang lại cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nhân viên có thể thu hút sự chú ý và đánh giá cao từ cấp trên bằng việc vượt qua KPIs hàng tháng, mở ra những cơ hội thăng tiến và tiến xa hơn trong công việc.
  • Hoàn thành đúng hạn: Làm OT giúp đảm bảo tiến độ công việc và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, đặc biệt khi công việc dồn lại và đòi hỏi nhiều thời gian hơn dự kiến.
tính ot là gì
Khối lượng công việc quá lớn khiến nhân viên phải OT

>>>> THAM KHẢO NGAY:

5. Doanh nghiệp có nên áp dụng OT cho nhân viên không? 

Việc áp dụng OT cho nhân viên là một quyết định phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp và từng trường hợp công việc. Khi áp dụng chế độ làm thêm giờ, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố để đảm bảo rằng việc làm thêm giờ là phù hợp và không gây ra tình trạng quá tải ở nhân viên. Cụ thể

  • Nhu cầu và khối lượng công việc: Doanh nghiệp cần đánh giá xem liệu có cần thiết phải làm thêm giờ hay không. Nếu khối lượng công việc thường xuyên cao, có các dự án cấp bách hoặc có những đợt cao điểm, việc áp dụng OT có thể giúp đảm bảo tiến độ và thời hạn hoàn thành.
  • Tài chính và hiệu quả kinh tế: Chi phí cho nhân viên làm Overtime thường cao hơn so với giờ làm việc thông thường. Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo rằng việc áp dụng OT mang lại hiệu quả kinh tế và không gây tác động tiêu cực đến ngân sách doanh nghiệp.
  • Sức khỏe và sự hài lòng của nhân viên: Làm thêm giờ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Nếu áp dụng OT quá mức có thể dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng và giảm năng suất làm việc. Doanh nghiệp cần quan tâm đến sức khỏe của nhân viên để duy trì môi trường làm việc tích cực.
  • Chính sách và pháp luật lao động: Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về làm thêm giờ theo pháp luật lao động hiện hành. Việc áp dụng OT phải được sự đồng ý của nhân viên và đảm bảo các quy định về thời gian làm việc, mức lương cũng như các điều kiện làm việc khác.
  • Quản lý và phân công công việc: Quản lý thông minh và phân công công việc hợp lý có thể giúp tránh được tình trạng cần phải làm thêm giờ thường xuyên. Điều này giúp cân bằng công việc và giảm thiểu tình trạng áp lực hay quá tải.
ot là gì
Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên cho nhân viên OT

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Tải miễn phí 3+ mẫu đánh giá nhân viên thử việc mới nhất

6. Tác hại của việc làm thêm giờ quá sức

Mặc dù làm thêm giờ (OT) có thể mang lại lợi ích nhất định cho cá nhân và doanh nghiệp, nhưng cũng đi kèm những tác hại nghiêm trọng nếu quá lạm dụng. Vậy tác hại của OT là gì? Dưới đây sẽ là một số đe dọa dành cho những ai thường xuyên làm việc Overtime: 

  • Vấn đề về sức khỏe: Làm việc quá mức sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Việc OT liên tục có thể gây mất ngủ, căng thẳng, mất tập trung và các vấn đề về sức khỏe như rối loạn thần kinh, dạ dày, tim mạch.
  • Mất đi thời gian riêng cho bản thân: Làm thêm giờ quá nhiều sẽ dẫn đến việc mất cân bằng trong cuộc sống cá nhân, gia đình và các hoạt động giải trí. Nghiên cứu của Đại học Cornell cho thấy, làm việc quá giờ có thể gây bất hòa trong mối quan hệ gia đình và tăng tỷ lệ ly hôn.
  • Một số sự cố khác: Làm việc đến muộn có thể tăng nguy cơ gặp phải những tình huống nguy hiểm khi đi trên đường vào buổi tối muộn. Để bảo vệ bản thân, cần học cách tự vệ hoặc có người đi cùng.
làm việc ot là gì
Làm thêm giờ quá sức có thể gây mệt mỏi, giảm hiệu suất

Trong bài viết trên, 1C Việt Nam đã giải đáp OT là gì cũng như cách tính lương làm thêm giờ chi tiết. Để tận dụng được lợi ích của OT mà vẫn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, người lao động cần có sự chuẩn bị cũng như quản lý thời gian hợp lý. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management để quản lý tốt thời gian làm việc của nhân sự và ổn định khối lượng công việc. 1C:Management là giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện với các tính năng nổi bật như quản lý tài chính và kế toán, quản lý kho hàng, quản lý sản xuất và dịch vụ, quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM),... Cùng với các tính năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp, 1C:Company Management chắc chắn là giải pháp hoàn hảo cho các công ty trong thời đại số hiện nay.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay