Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Quản lý rủi ro dự án là gì? Quy trình quản trị dự án hiệu quả
1C Việt Nam
(20.08.2024)

Quản lý rủi ro dự án là gì? Quy trình quản trị dự án hiệu quả

Quản lý rủi ro dự án được coi là yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp lường trước những vấn đề phát sinh có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị phương án phòng tránh kịp thời. Hãy cùng 1C Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây tìm hiểu thông tin chi tiết về định nghĩa và quy trình quản trị dự án hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Quản lý tiến độ dự án là gì? 6 bước quản lý tiến độ hiệu quả

1. Tìm hiểu về rủi ro

1.1. Rủi ro là gì?

Rủi ro là một khái niệm thường được sử dụng để mô tả mức độ không chắc chắn và khả năng xảy ra tổn thất hoặc tác động bất lợi trong tương lai. Điều này liên quan đến những sự kiện không mong muốn, không lường trước được hoặc có khả năng gây hại tới các cá nhân hoặc tổ chức. Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm môi trường tự nhiên, hành vi của con người, lỗi công nghệ, biến động thị trường tài chính và nhiều yếu tố khác.

quản lý rủi ro dự án
Rủi ro là sự kiện hoặc điều kiện có khả năng tác động tới dự án

>>>> XEM THÊM:

1.2. Các loại rủi ro trong dự án

Có nhiều loại rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện dự án. Một số loại rủi ro phổ biến thường gặp bao gồm:

  • Rủi ro kỹ thuật: Loại rủi ro này liên quan chủ yếu đến mạng, phần mềm, phần cứng và các yếu tố kỹ thuật khác. 
  • Rủi ro thời gian: Đây là loại rủi ro liên quan đến việc không hoàn thành dự án đúng thời hạn. Nguyên nhân xuất hiện rủi ro này có thể do sự cố hoặc trì hoãn trong quá trình triển khai công việc.
  • Rủi ro tài chính: Thông thường rủi ro này sẽ bao gồm việc quản lý ngân sách kém hoặc chi phí tăng cao.
  • Rủi ro pháp lý: Liên quan đến các vấn đề về pháp lý như bản quyền, sở hữu trí tuệ, chính sách bảo mật,… 
  • Rủi ro liên quan đến con người: Đây là rủi ro đến nhân viên dự án, đối tác hoặc các bên liên quan khác.
  • Rủi ro môi trường: Những yếu tố môi trường như thiên tai, thảm họa tự nhiên,… là các vấn đề chủ yếu xuất hiện trong rủi ro này.
  • Rủi ro truyền thông: Thường các tin đồn hoặc phản hồi tiêu cực từ công chúng gây ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. 
quản trị rủi ro dự án
Có nhiều loại rủi ro trong một dự án có thể xảy ra

>>>> XEM THÊM: Download mẫu báo cáo công việc & quy trình tạo form chi tiết

2. Tìm hiểu về quản lý rủi ro dự án

2.1. Quản lý rủi ro dự án là gì?

Quản trị rủi ro dự án là một tập hợp những hoạt động được thực hiện để xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Mục đích của quản lý rủi ro là giảm bớt sự biến động hoặc thay đổi, đảm bảo tính khả thi và khả năng triển khai thành công, hiệu quả của dự án.

quản lý rủi ro dự án
Quản lý rủi ro dự án là hành động giúp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ dự án

2.2. Tầm quan trọng của quản trị dự án

Quản lý rủi ro dự án là một khía cạnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong quá trình triển khai dự án: 

  • Bảo vệ mục tiêu dự án: Khi quản lý rủi ro được thực hiện tốt, mục tiêu của dự án sẽ không bị tác động bởi các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra. Điều này đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi và ngân sách dự định.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Thông qua việc nhận biết chính xác và quản lý kịp thời các rủi ro, doanh nghiệp có thể tận dụng những tài nguyên như thời gian, nhân lực, ngân sách một cách hiệu quả hơn, tránh lãng phí khi thực hiện dự án hay cần giải quyết vấn đề phát sinh.
  • Dự đoán và ứng phó: Quản lý rủi ro giúp doanh nghiệp có thể dự đoán các mối nguy để chuẩn bị phương án đề phòng, ứng phó với những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. 
  • Nâng cao hiệu suất: Khi các rủi ro được loại bỏ hoặc giảm thiểu, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất tổng thể của dự án. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng, phát triển và thành công của tổ chức.
  • Tạo lòng tin: Thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả thể hiện sự cam kết và khả năng thực hiện dự án. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin từ phía những bên liên quan bao gồm khách hàng, đối tác và nhóm dự án. 
  • Đảm bảo tuân thủ và an toàn: Đối với một số ngành như y tế, tài chính, và công nghệ thông tin, quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng với các quy định pháp lý và tiêu chuẩn an toàn.
  • Học hỏi và cải thiện: Quản lý rủi ro là một quá trình được diễn ra liên tục. Bằng việc đánh giá, phân tích các sự cố xảy ra, doanh nghiệp có thể học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm để cải thiện quá trình quản lý rủi ro của dự án trong tương lai.

Nói chung, quản lý rủi ro dự án đóng một vai trò là nhân tố quyết định đến việc bảo vệ sự thành công của dự án. Doanh nghiệp thực hiện quản lý rủi ro tốt, hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa kết quả dự án, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, tăng trưởng bền vững.

quản lý rủi ro dự án
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kết quả triển khai dự án

>>>> XEM THÊM: [TẢI XUỐNG] 5 mẫu biên bản bàn giao công việc mới nhất 2024

3. Quy trình quản lý rủi ro dự án

Để có sự quản trị rủi ro dự án tốt nhất trong quá trình triển khai dự án, tổ chức cần thực hiện đúng quy trình gồm 5 bước:

3.1. Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn

Thông qua việc đánh giá những yếu tố quan trọng của dự án như mục tiêu, phạm vi, lịch trình, ngân sách, các bên liên quan và yếu tố môi trường khác, doanh nghiệp có thể xác định những sự kiện hoặc tình huống thay đổi có thể xảy ra và ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Doanh nghiệp cần sắp xếp rủi ro vào đúng phân loại nhằm giúp quá trình quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Sau khi đã nhận diện được rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp cần ước tính xác suất xảy ra, mức độ ảnh hưởng đối với dự án. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các phương án đối phó. Để thực hiện được nhiệm vụ này, nhà quản lý cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn, bao gồm kinh nghiệm cá nhân, ý kiến, tài liệu tham khảo của chuyên gia và các bên liên quan. 

quản lý rủi ro dự án
Doanh nghiệp cần liệt kê và đánh giá đầy đủ, chính xác những rủi ro có thể xuất hiện

3.2. Lập kế hoạch quản trị rủi ro dự án

Sau khi nhận diện và đánh giá các rủi ro dự án, doanh nghiệp cần phát triển kế hoạch quản trị rủi ro. Đây là một tài liệu quan trọng, trong đó đưa ra biện pháp cụ thể nhằm quản lý các rủi ro đã được đánh giá.

quản lý rủi ro dự án
Lập kế hoạch quản trị rủi ro dự án là tài liệu đưa ra các biện pháp ứng phó rủi ro

Các yếu tố sau sẽ có trong một kế hoạch quản trị rủi ro dự án:

  • Đưa ra kế hoạch chi tiết: Bản kế hoạch quản lý rủi ro cần mô tả cụ thể các rủi ro cùng với những biện pháp quản lý được đề xuất. Ngoài ra, các thông tin về người phụ trách, thời gian, cách thức theo dõi, đánh giá rủi ro và mục tiêu đánh giá kết quả cũng cần được trình bày rõ ràng, chi tiết.
  • Xác định các cách thức khắc phục khi cần thiết: Các rủi ro đều có xác suất xảy ra, chính vì vậy kế hoạch quản lý cần đưa ra những  biện pháp khắc phục cụ thể với từng tình huống. Điều này giúp cho đội ngũ quản lý dự án chủ động và giải quyết hiệu quả khi tình huống xấu nhất xảy ra.
  • Làm rõ các trách nhiệm và vai trò: Trong kế hoạch quản lý rủi ro, trách nhiệm và vai trò của mỗi thành viên cần được làm rõ, phân công cụ thể với từng nhiệm vụ.
  • Cập nhật và theo dõi: Để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro dự án, bản kế hoạch cần được cập nhật, theo dõi liên tục. Yêu cầu này giúp đảm bảo phát hiện nhanh chóng các tình huống thay đổi xảy ra để kịp thời ứng phó.

3.3. Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro dự án

Sau khi bản kế hoạch quản trị rủi ro dự án được lập, bước tiếp theo doanh nghiệp cần triển khai là thực thi kế hoạch đó. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm:

  • Theo dõi rủi ro: Các rủi ro đã được xác định và đánh giá cần được theo dõi liên tục, thường xuyên bởi đội ngũ quản lý dự án. Điều này giúp đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của những biện pháp quản lý rủi ro.
  • Điều chỉnh kế hoạch: Trong khi dự án được triển khai, rủi ro có thể thay đổi hoặc xuất hiện thêm. Khi đó, đội ngũ quản lý cần nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch và biện pháp quản lý rủi ro để kiểm soát tốt các rủi ro mới nhận diện.
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục: Trong trường hợp các rủi ro đã xảy ra, đội ngũ quản lý dự án cần nhanh chóng giải quyết bằng cách triển khai áp dụng biện pháp khắc phục đã được lên kế hoạch trước đó.
  • Đánh giá kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp quản lý, tổ chức cần đánh giá kết quả của toàn bộ quá trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, tổ chức có thể rút kinh nghiệm những phần chưa được và cải thiện kế hoạch quản lý rủi ro cho những dự án trong tương lai.

Như vậy, thực thi kế hoạch quản lý là bước quan trọng, giúp đưa các biện pháp giải quyết rủi ro áp dụng trong thực tế, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với dự án.

>>>> XEM THÊM:

  • Mô hình Agile là gì? Phương pháp quản lý dự án linh hoạt Agile
  • Sơ đồ Gantt là gì? Cách lập sơ đồ Gantt trong quản lý dự án

3.4. Theo dõi và giám sát quá trình thực hiện

Doanh nghiệp cần thực hiện theo dõi và giám sát quá trình triển khai, nhằm đảm bảo rằng các biện pháp quản lý rủi ro đã được áp dụng đúng cách và mang lại hiệu quả.

quản trị rủi ro dự án
Doanh nghiệp cần tích cực theo dõi, giám sát quá trình thực hiện quản lý rủi ro

Giai đoạn theo dõi và kiểm soát này cần xác định xem:

  • Các biện pháp ứng phó rủi ro được thực hiện có mang lại hiệu quả không?
  • Đã có sự thay đổi như thế nào về mức độ rủi ro tổng thể của dự án?
  • Các rủi ro riêng lẻ có thay đổi trạng thái không? Nếu có thì thay đổi ra sao?
  • Có phát sinh rủi mới nào không?
  • Phương pháp quản lý rủi ro có còn đảm bảo sự phù hợp không?
  • Các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro có được tuân thủ không? Tuân thủ như thế nào?

Nhìn chung, để có thể theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện, nhà quản lý cần xác định chính xác các yếu tố đề cập phía trên. Đây cũng là hoạt động cần thực hiện thường xuyên, liên tục vì chỉ khi đó mới có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời.

>>>> XEM THÊM: 8 phần mềm quản lý dự án kiểm soát tiến độ công việc hiệu quả

3.5. Cập nhật kế hoạch quản lý rủi ro dự án

Sau một thời gian, dự án có thể phát sinh thêm những rủi ro mới hoặc một số rủi ro đã không còn khả năng xảy ra. Do vậy, để quản lý rủi ro dự án thực sự hiệu quả, đáp ứng được các thay đổi thì việc cập nhật kế hoạch quản lý rủi ro là vô cùng quan trọng.

Hoạt động chính của giai đoạn cập nhật kế hoạch quản lý rủi ro bao gồm xác định những rủi ro mới có thể xảy ra, phân loại và đánh giá chúng theo mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra. Trên cơ sở đó, nhà quản lý cần xem xét lại các biện pháp quản lý rủi ro đã áp dụng và tiến hành điều chỉnh, cập nhật kế hoạch chi tiết cho phù hợp với tình huống mới.

quản trị rủi ro dự án
Doanh nghiệp cần cập nhật kế hoạch quản lý rủi ro dự án thường xuyên để đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả

>>> BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM: Get Things Done là gì? Cách áp dụng Get Things Done hiệu quả 

4. Quản lý rủi ro dự án hiệu quả với phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management

Phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management là giải pháp tự động hóa công tác quản lý văn bản, quy trình và điều hành công việc toàn diện. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ thông tin cấu trúc và phi cấu trúc trên cùng một hệ thống duy nhất, giúp các cá nhân, tổ chức giải quyết công việc từ xa mọi lúc mọi nơi, ngay cả trên thiết bị di động. Không chỉ đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong vận hành văn phòng số hiệu quả bao gồm quản lý văn bản, quản lý quy trình, quản lý văn phòng số,... phần mềm 1C:Document Management còn đem lại sự ổn định, giúp nhà quản lý gia tăng cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh. 

Đồng thời, 1C:Document Management còn là giải pháp hỗ trợ quản lý rủi ro dự án hiệu quả, giúp tăng năng lực thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp. Phần mềm cung cấp đầy đủ các tính năng hỗ trợ quản lý toàn bộ vòng đời chung của dự án bao gồm lập kế hoạch, quản lý các hạng mục công việc dự án và kiểm soát tiến độ dự án.  Phần mềm là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giảm chi phí điều hành, loại bỏ được những công đoạnviệc thừa trong quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian, nhân lực quản lý, từ đó giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và mang lại thành công cho dự án thực hiện. 

quản lý rủi ro dự án
Phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management là công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro dự án hiệu quả

Như vậy, bài viết trên của 1C Việt Nam cho thấy được quản lý rủi ro dự án là khía cạnh đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành công, hiệu quả của dự án. Thực hiện quản lý tốt, đúng quy trình sẽ giúp đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và các bên liên quan. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng các phần mềm quản trị dự án như phần mềm 1C:Document Management. Đây là giải pháp hỗ trợ quản lý rủi ro dự án hiệu quả, giúp tăng năng lực thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp. Liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để được tư vấn hỗ trợ về giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay