Đối với hoạt động quản trị, Dashboard là chìa khóa quan trọng để hiểu dữ liệu và đưa ra các quyết định quan trọng cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Dashboard là gì? Lợi ích và cách xây dựng Dashboard giải quyết các vấn đề trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp.
Dashboard nghĩa là bảng điều khiển, là giao diện đồ họa thể hiện cái nhìn tổng quát về các chỉ số liên quan đến mục tiêu hoặc quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu Dashboard tiêu chuẩn thường hiển thị trực quan số liệu, dữ liệu, biểu đồ cùng các thông tin quan trọng. So với các loại báo cáo thông thường, Dashboard có nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn nhờ các thông tin bao gồm các báo cáo nhỏ về nhân sự, tài chính, kinh doanh… đến những thống kê được lưu trữ qua nhiều năm được dùng để dự đoán kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.
>>>> XEM THÊM:
Dashboard hiện nay được chia thành 7 loại riêng biệt, mỗi loại Dashboard đều phục vụ cho từng mục đích và đối tượng riêng.
Các công ty không thể tự đề ra các quyết định chắc chắn nếu không có các dữ liệu. Lúc này, bảng phân tích kinh doanh sẽ có tác dụng lưu trữ tất cả các loại dữ liệu khác nhau như: Bán hàng, quản lý, tài chính, nhân sự, tiếp thị... Qua đó, bảng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Business Dashboard cung cấp cho nhà quản trị những dữ liệu quan trọng để lập ra các kế hoạch chiến lược và chọn lọc ý tưởng.
Bảng theo dõi KPI cũng là một hệ thống Dashboard, hiển thị nhanh chóng, trực quan hiệu suất của các điểm dữ liệu chính và mô tả tiến trình hướng đến các mục tiêu cuối cùng.
Đây là bảng trình bày cụ thể tình hình kinh doanh, giúp doanh nghiệp trực quan hóa các số liệu quan trọng cho đội ngũ điều hành. Thông thường, bảng này thường biểu thị các dữ liệu cấp cao nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo sự minh bạch về hoạt động và hiệu suất kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt, lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả hơn.
Bảng điều hành chuyên môn có thể sử dụng để theo dõi mọi thứ, từ hiệu suất kinh doanh đến hiệu suất của các chiến dịch nhỏ lẻ. Đồng thời, bảng điều khiển Dashboard này còn hữu ích cho các hoạt động tiếp thị, tài chính, nhân sự, quảng cáo và nhiều nhóm kinh doanh khác.
Khi quản lý một kế hoạch/ dự án lớn, hệ thống Dashboard này là một công cụ hữu hiệu để nhà quản trị theo dõi và chia sẽ tiến trình dự án với nhóm của mình. Đồng thời, bảng quản lý dự án cũng cung cấp một cái nhìn đầy đủ về trạng thái dự án, thông tin tiết và dữ liệu quan trọng.
Bảng tổng quan góp một phần không nhỏ trong việc quản lý hiệu suất trang web, giúp theo dõi dữ liệu như lưu lượng truy cập tổng thể, tổng người dùng đang hoạt động, hoạt động thương mại điện tử, doanh số và doanh thu. Hơn hết, bảng tổng quan này cũng cung cấp cái nhìn tổng hợp, rõ ràng về chỉ số kinh doanh dẫu cho trang web của doanh nghiệp duy trì đơn giản hay phức tạp.
Dashboard này giúp nhà quản trị theo dõi các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tuy được tạo theo từng tuần hoặc từng tháng, nhưng bảng điều khiển hoạt động lại cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động theo thời gian thực mỗi khi người dùng sử dụng bảng.
Thông qua việc theo dõi và phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, các nhà quản trị đã có thể giảm thiểu các rủi ro, xác định được lĩnh vực cần cải thiện, tối ưu hóa quy trình hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh.
>>>> XEM THÊM:
Dashboard hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi hiệu suất và đánh giá hiệu quả trong nhiều khía cạnh khác nhau như nhân sự, tài chính, tuyển dụng…. Một số vai trò quan trọng mà Dashboard mang đến là:
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ngày nay, việc sử dụng Dashboard dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý thông tin doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc thiết lập một Dashboard hoàn chỉnh cũng ngày một khắt khe hơn.
Doanh nghiệp có thể dựa vào 5 bước xây dựng Dashboard mà 1C Việt Nam tổng hợp dưới đây để sở hữu một hệ thống điều khiển khoa học trong doanh nghiệp:
Trước tiên, nhà quản trị cần xác định mục tiêu rõ ràng thông qua các câu hỏi như: Mục đích sử dụng bảng điều khiển Dashboard là gì? Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì khi xây dựng hệ thống Dashboard? Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu được giá trị tối đa từ bảng điều khiển dữ liệu của mình.
Ví dụ: Một doanh nghiệp xây dựng Dashboard dựa trên mục tiêu là theo dõi doanh thu hàng tháng, quản lý tiến độ dự án và theo dõi chỉ số hiệu suất chung.
Sau khi xác định được mục tiêu, nhà quản trị cần tiếp tục xác định đối tượng sẽ sử dụng Dashboard với hai vấn đề chính sau: Họ là ai? Những quyền hạn của họ khi sử dụng Dashboard là gì?
Ví dụ: Giám đốc điều hành muốn nắm được tổng quan hoạt động của doanh nghiệp, trong khi quản lý dự án sẽ cần theo dõi tiến trình của từng dự án cụ thể.
Dựa vào mục tiêu và đối tượng đã khoanh vùng được trong báo cáo Dashboard, nhà quản trị hãy xác định những dữ liệu nào quan trọng và cần thiết để phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp như: Dữ liệu về doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng đơn hàng, tồn kho…Đồng thời, trong bước này, nhà quản trị cũng cần phải xác định rõ nguồn dữ liệu chính cho Dashboard, có thể đến từ cơ sở dữ liệu SQL, hệ thống CRM, tệp Excel…
Lựa chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu là bước quan trọng tiếp theo khi xây dựng bảng điều khiển Dashboard. Dựa vào dữ liệu đã có sẵn, nhà quản trị cần lựa chọn biểu đồ thích hợp như: Biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ hình tròn…Bên cạnh đó, các thông tin cần bố trí phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý và trực quan, đảm người đọc dễ dàng theo dõi.
Để xây dựng hệ thống Dashboard, các nhà quản trị có thể sử dụng các công cụ như: Microsoft Power BI, Tableau, Google Data Studio,…sau đó tùy chỉnh và cài đặt màu sắc, font chữ, biểu tượng sao cho phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp.
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, nhà quản trị cần kiểm tra lại các dữ liệu sử dụng để xây dựng Dashboard và kiểm tra tính hiển thị trên nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
Ngoài ra, nhà quản trị cũng không nên bỏ qua việc thu thập các phản hồi từ những người sử dụng mẫu Dashboard để kịp thời chỉnh sửa cũng như tối ưu các Dashboard.
>>>> TÌM HIỂU THÊM:
Nhiều nhà quản trị thường nhầm lẫn Dashboard với Report. Tuy nhiên, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Theo dõi bảng sau để phân biệt Dashboard và Report:
Dashboard (Bảng điều khiển) | Report (Báo cáo) | |
Mục tiêu | Cung cấp cái nhìn tổng quát và cập nhật nhanh chóng. | Cung cấp dữ liệu được phân tích chi tiết và toàn diện. |
Tính chất | Giao diện trực quan, dễ nhìn, có hinh ảnh minh họa, đồ thị, biểu đồ rõ ràng. | Tổng hợp tài liệu, văn bản cũng có chứa biểu đồ, số liệu,... |
Sử dụng | Theo dõi, quản lý liên tục, căn cứ vào hệ thống Dashboard có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. | Cung cấp thông tin chi tiết, đưa ra các khuyến nghị để người dùng có thể tham khảo thông qua quá trình phân tích. |
Loại thông tin | Xu hướng, hiệu suất, các dữ liệu quan trọng | Phân tích sâu, có giải thích, có kết quả. |
Định dạng | Giao diện đồ họa | Văn bản |
Tính cập nhật | Cập nhật liên tục | Thường làm theo chu kỳ hoặc theo nhu cầu. |
Khi xây dựng hệ thống Dashboard, nhà quản trị cần tuân thủ một số nguyên tắc vàng sau đây để cải thiện hiệu suất công việc cũng như nâng cao sự hài lòng của người dùng.
Hiện nay, một số phần mềm quản lý doanh nghiệp đã có tính năng tạo Dashboard chi tiết, giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc đọc báo cáo. Nổi bật trong đó là phần mềm quản lý doanh nghiệp 1C:Company Management đến từ 1C Việt Nam.
Dashboard trong phần mềm 1C:Company Management là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích dữ liệu một cách trực quan và hiệu quả. Tính năng hiển thị các chỉ số quan trọng dưới dạng biểu đồ, đồ thị và bảng biểu, cho phép tùy chỉnh giao diện Dashboard và áp dụng các bộ lọc linh hoạt.
Bảng điều khiển Dashboard cập nhật dữ liệu theo thời gian thực và tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cảnh báo khi cần thiết. Nhờ các công cụ phân tích nâng cao và khả năng dự báo xu hướng, Dashboard giúp cải thiện khả năng ra quyết định, tiết kiệm thời gian, tăng cường minh bạch và kiểm soát, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về Dashboard là gì, các loại Dashboard và cách thức xây dựng một Dashboard hoàn chỉnh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Qua đó, 1C Việt Nam hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích, chúc Quý doanh nghiệp áp dụng và thực hiện xây dựng Dashboard thành công!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: