Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình Hybrid working trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp, tổ chức bắt đầu áp dụng. Vậy hybrid work là gì? Có những mô hình hybrid working như thế nào? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Hybrid working là mô hình làm việc kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Hybrid working cho phép nhân viên chọn cách thức và nơi họ làm việc, đồng thời trao quyền tự chủ cho nhân viên để thiết kế tuần làm việc của họ theo cách phù hợp với cả họ và với các chính sách của công ty.
Các tổ chức sử dụng mô hình làm việc kết hợp (hybrid work) có thể mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn cho nhân viên của họ. Điều này sẽ thúc đẩy năng suất và sự gắn kết của nhân viên tại nơi làm việc, đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
>>>> XEM THÊM:
Hybrid work cho phép sự kết hợp làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Vậy điều này sẽ mang lại những lợi ích gì? Áp dụng hình thức làm việc kết hợp có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp:
Đối với nhân viên:
Đối với doanh nghiệp:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Trên thực tế có đa dạng các mô hình hybrid working nhằm đáp ứng nhu cầu và tính chất công việc khác nhau. Trong đó, 4 mô hình hybrid work được doanh nghiệp áp dụng phổ biến như:
Hình thức này đề cập đến việc nhân viên sẽ chủ yếu làm việc từ xa thay vì văn phòng. Lúc này, nhân viên sẽ chỉ làm việc tại văn phòng trong các trường hợp như gặp gỡ, họp mặt, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận làm việc, gặp gỡ khách hàng,... Hình thức này phù hợp với các công việc có khả năng làm độc lập như lập trình, sáng tạo, viết lách,...
Ưu điểm:
Hạn chế:
Ngược lại với mô hình Remote-First thì Hybrid Working Office-First Model lại khuyến khích nhân viên làm việc ở văn phòng nhiều hơn từ xa. Mô hình này thường được áp dụng đối với các công việc cần sự giám sát chặt chẽ, các công việc yêu cầu sự trao đổi nhanh, phản hồi trong thời gian ngắn như sản xuất, nghiên cứu phòng thí nghiệm, xây dựng,...
Ưu điểm:
Hạn chế:
>>>> THAM KHẢO THÊM:
Mô hình làm việc hybrid working này xác định một lịch trình cụ thể, trong đó có những ngày mà nhân viên cần có mặt tại văn phòng và có những ngày linh hoạt. Khi áp dụng mô hình Fixed Hybrid work, doanh nghiệp sẽ cố định thời gian làm việc từ xa và thời gian làm việc tại văn phòng cho nhân viên. Ví dụ, nhân viên sẽ đến văn phòng từ thứ 2 đến thứ 5 và làm việc tại nhà vào thứ 6 mỗi tuần.
Ưu điểm
Hạn chế:
Hình thức cuối cùng mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là Flexible Hybrid work. Hình thức này cho phép nhân viên có thể thoải mái lựa chọn thời gian, vị trí mà họ muốn làm việc dựa trên ưu tiên hàng ngày của họ.
Ưu điểm
Nhược điểm
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hiểu Hybrid work là gì, những lợi ích của mô hình này cũng như các mô hình Hybrid phổ biến có thể là nền tảng giúp doanh nghiệp đưa ra hướng triển khai trên thực tế. Tuy nhiên với môi trường làm việc tại Việt Nam, hình thức này mới được áp dụng gần đây và có một số khó khăn nhất định như:
Hybrid work chỉ trở nên phổ biến ở Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Chính vì thế mà mô hình này ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phổ biến. Nhân viên và quản lý đều chưa được đào tạo về cách làm việc và quản lý từ xa. Điều này dễ dẫn tới tình trạng các cuộc họp online không hiệu quả, không đánh giá được mức độ trung thực khi làm việc tại nhà và báo cáo qua email.
Nếu hiểu rõ hybrid work là gì, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng mô hình này không thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Hybrid work hoàn toàn phù hợp với những công việc liên quan đến sáng tạo hay có thể thực hiện một cách độc lập như công nghệ, marketing,... Ngược lại, các ngành đòi hỏi tính bảo mật cao như ngân hàng, chứng khoán,... không nên áp dụng.
Để có thể áp dụng hiệu quả hybrid wok, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở bước hiểu mà phải lên một chiến lược cụ thể ngay cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trước khi đưa vào thực tế, doanh nghiệp cần nghiên cứu và cân nhắc mức độ phù hợp. Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản như mô hình hybrid work nên được áp dụng cho một nhóm hay cho toàn thể nhân viên? Phòng ban nào có thể làm việc linh hoạt kết hợp tại nhà và tại văn phòng? Tất cả cần được tính toán chi tiết để quá trình làm việc được hiệu quả.
Doanh nghiệp Việt muốn áp dụng hybrid work có thể gặp khó khăn ban đầu trong việc bảo mật thông tin. Vì các nhân viên sẽ sử dụng mạng wifi khác nhau, điều này tạo điều kiện cho các hacker xâm nhập và đánh cắp thông tin. Để tránh rủi ro tối đa, doanh nghiệp cần có một hệ thống bảo mật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đầu tư vào vấn đề bảo mật đòi hỏi cả thời gian và tiền bạc nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai.
TẠM KẾT
Mô hình Hybrid working mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân người lao động. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất của nhân viên. Tuy nhiên, để đưa mô hình Hybrid working tại Việt Nam áp dụng có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có lộ trình và kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật các thông tin hữu ích về quản lý doanh nghiệp nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: