Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức [Download] Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết mới nhất 2025
1C Việt Nam
(16.12.2024)

[Download] Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết mới nhất 2025

Lương thưởng luôn là một trong những phúc lợi hàng đầu mà hầu hết các nhân viên trong doanh nghiệp đều quan tâm. Một bảng lương nhân viên chi tiết, có tính logic sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí cũng như khoản chi cho từng nhân viên hiệu quả. Cùng 1C Việt Nam tham khảo ngay mẫu bảng lương nhân viên mới nhất dưới đây nhé. 

1. Nội dung cơ bản trong mẫu bảng lương nhân viên 

Một mẫu bảng lương công ty cơ bản khi tạo bảng file Excel sẽ bao gồm những nội dung chính như thông tin nhân viên, khoản thưởng, mức lương cơ bản, phụ cấp và khấu trừ,... qua đó đảm bảo tính rõ ràng và đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo tính công bằng cho nhân viên. Vậy, cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết các nội dung cần có trong mẫu bảng lương công nhân, nhân viên dưới đây: 

STT

Nội dung

Thành phần

Mô tả chi tiết

1

Thông tin nhân viên

Họ và tên

Doanh nghiệp cần nắm được và quản lý các thông tin trên nhằm xác định danh tính của từng nhân viên trong công ty. Một số trường thông tin như chức vụ, email, số điện thoại,.... giúp bộ phận quản lý dễ dàng trong việc liên lạc và quản lý nhân viên.

Mã số nhân viên

Chức vụ

Phòng ban

2

Thông tin về lương cơ bản

Lương cơ bản

Đây là khoản lương của người lao động được ghi trên hợp đồng lao động. Lương này chưa bao gồm phụ cấp, thưởng thành tích và các khoản đi kèm khác (nếu có).

Tùy vào từng vùng mà nhân viên đang làm việc mà sẽ có mức lương tối thiểu theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

  • Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Ngày công thực tế đi làm

3

Các khoản phụ cấp & thưởng thành tích

Thưởng thành tích

Khoản phụ cấp lương thưởng sẽ phụ thuộc vào từng công ty. Có hai loại phụ chính:

  • Phụ cấp có đóng bảo hiểm: Bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vùng, phụ cấp công việc đặc thù.
  • Phụ cấp không đóng bảo hiểm: Tiền trợ cấp ăn trưa, gửi xe, xăng xe đi lại, cước điện thoại di động và các khoản phụ cấp khác (nếu có).

Hoa hồng sản phẩm

Sinh nhật

Gửi xe/ Ăn trưa

Hiếu, hỷ

Các trợ cấp khác (tùy công ty)

4

Các khoản khấu trừ

Bảo hiểm xã hội

Đây là các khoản tiền được khấu trừ từ phần lương cơ bản của người lao động, ví dụ như: Thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản nợ lượng, tiền đi làm muộn, vắng mặt không phép,... tùy vào từng công ty.

Bảo hiểm y tế

Thuế thu nhập cá nhân

Khấu trừ khác (nếu có)

5

Số tiền thực nhận

Đây là tổng số tiền mà người lao động sẽ thực nhận từng tháng sau khi thực hiện các công tác tính toán như lương cơ bản, tiền trợ cấp, tiền khấu trừ.

>>>> XEM NGAY: 

2. 8 mẫu bảng lương nhân viên thông dụng nhất hiện nay 

Hiện nay, có rất nhiều mẫu bảng lương nhân viên được ứng dụng trong doanh nghiệp. Cùng 1C Việt Nam tham khảo ngay các mẫu bảng lương nhân viên phổ biến nhất nhé: 

2.1. Bảng lương nhân viên file Word 

Bảng lương nhân viên Word được các doanh nghiệp sử dụng nhiều bởi tính tiện ích, dễ dàng sử dụng. Với bảng tính lương nhân viên file Word, nhân viên các bộ phận khác cũng dễ dàng nắm được cách làm bảng lương đơn giản mà không sợ bị nhầm lẫn.

Một số mẫu bảng lương nhân viên file Word các doanh nghiệp có thể tham khảo:

bảng tính lương nhân viên Excel
Mẫu bảng lương nhân viên theo hệ số

mẫu bảng lương nhân viên

mẫu bảng lương nhân viên
Mẫu bảng lương nhân viên theo sản phẩm

>>> Tải ngay mẫu bảng lương nhân viên file Word: TẠI ĐÂY

2.2. Bảng tính lương nhân viên file Excel

Bên cạnh file Word, bảng tính lương nhân viên Excel cũng được các doanh nghiệp sử dụng bởi tích hợp hàm tính toán linh hoạt chính xác, tin cậy. Mẫu bảng tính lương Excel cũng phần nào giúp người phụ trách rút gọn thời gian triển khai hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp có lượng nhân sự từ trung bình đến lớn.

Một số mẫu bảng lương nhân viên Excel có thể tham khảo:

mẫu bảng lương nhân viên
Mẫu bảng tính lương nhân viên file Excel mới nhất 2025

>>> Tải ngay mẫu bảng lương nhân viên file Excel: TẠI ĐÂY

>>>> XEM NGAY: 

2.3. Mẫu bảng lương cá nhân đơn giản 

Mẫu bảng tính lương Excel đơn giản sẽ chỉ có các thông tin cơ bản gồm thông tin nhân sự, phụ cấp, thời gian làm việc, các khoản khấu trừ,...Thông thường, mẫu bảng lương cá nhân Excel này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phù hợp với các doanh nghiệp lớn nhiều nhân sự. 

>>> Tải ngay mẫu bảng lương cá nhân đơn giản: TẠI ĐÂY

2.4. Mẫu bảng lương cá nhân bằng Excel theo tháng 

Với mẫu phiếu tính lương bằng Excel theo tháng, bảng lương được phân chia theo từng đơn vị công tác, từng vị trí công việc. Mẫu bảng lương cá nhân tính theo tháng này phù hợp cho các doanh nghiệp lớn, đồng thời để hoàn thiện lương đòi hỏi bộ phận nhân sự nắm rõ thông tin về mã nhân sự, đơn vị cộng tác, các khoản khấu trừ, tạm ứng,...

>>> Tải ngay mẫu bảng lương cá nhân theo tháng: TẠI ĐÂY 

>>>> XEM THÊM: Mẫu bảng tổng hợp nhập xuất tồn phổ biến hiện nay

2.5. Mẫu form bảng lương theo cấp bậc 

Hiện nay, một số doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh toán lương cho nhân viên theo hệ số lương hay bậc lương của người lao động. Để hoàn thiện form bảng lương này, HR cần thu thập các thông tin như bậc lương, hệ số lương, mức lương cơ bản, tỷ lệ hưởng lượng...

>>> Tải ngay mẫu bảng tính lương nhân viên theo cấp bậc: TẠI ĐÂY

2.6. Mẫu bảng lương công nhân theo sản phẩm 

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hay các doanh nghiệp trả lương theo hình thức khoán, mẫu tính lương công nhân Excel theo sản phẩm sẽ rất phù hợp. Bảng lương công nhân Excel theo sản phẩm thống kê chi tiết sản lượng của một người lao động, đơn giá theo từng sản phẩm, các khoản thưởng, phạt,...từ đó tổng kết số tiền mà họ nhận được.

>>> Tải ngay mẫu phiếu lương nhân viên theo sản phẩm: TẠI ĐÂY

2.6. Mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh 

Đối với vị trí nhân viên kinh doanh, số tiền lương nhận được sẽ bao gồm: Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng doanh số. Mẫu bảng lương này sẽ giúp bộ phận kinh doanh theo dõi chi tiết số tiền lương của từng nhân viên, từ đó thuận lợi trong công tác quản lý. 

>>> Tải ngay mẫu bảng lương nhân viên: TẠI ĐÂY 

2.7 Mẫu bảng tính lương Cộng tác viên 

Cộng tác viên chưa phải là nhân viên chính thức của doanh nghiệp, do đó lập ra một bảng tính lương cho đối tượng này sẽ giúp việc quản lý dễ dàng hơn. 

>>> Tải ngay mẫu bảng lương Excel cho Cộng tác viên: TẠI ĐÂY 

2.8. Mẫu bảng lương 3P Excel

Lương 3P là phương pháp tính lương minh bạch, viết tắt của: 

  • Pay for Position: Thanh toán lương cho nhân viên theo từng vị trí công việc. 
  • Pay for Person: Thanh toán lương theo năng lực của nhân viên. 
  • Pay for Performance: Thanh toán lương theo kết quả công việc mà nhân viên đạt được. 

>>> Tải ngay mẫu bảng lương 3P Excel: TẠI ĐÂY

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

3. Cách làm bảng lương cho nhân viên

Ngay nay, để tạo file Excel tính lương là công việc cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm giúp người lao động có thể xác định chính xác mức thu nhập tùy theo vị trí, kinh nghiệm công việc. Khi làm bảng lương cho nhân viên, cần lưu ý một số điểm sau:

3.1. Xác định đối tượng nhân viên cụ thể

Việc đầu tiên khi tạo bảng lương công ty là xác định đối tượng nhân viên cụ thể trong bảng lương giúp người phụ trách dễ dàng hơn trong việc liên hệ, kiểm soát thông tin của người lao động. Một số thông tin cần có trong file Excel tính lương để xác định nhân viên như:

  • Họ và tên
  • Chức vụ
  • Phòng ban
  • Bậc lương
  • Hệ số lương

Thông thường, khi tìm cách tính lương trong Excel, các thông tin này được quản lý trong sổ đăng ký lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc hệ thống quản lý nhân sự tiền lương.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: C&B là gì? Vai trò và mô tả công việc C&B trong doanh nghiệp

3.2. Các cột thông tin nội dung cần có khi làm bảng lương cho nhân viên

Để đảm bảo lương thưởng của từng nhân viên được đầy đủ và chính xác nhất, mẫu bảng lương nhân viên công ty thông thường sẽ có những cột nội dung sau đây:

  • Cột A: Số thứ tự. 
  • Cột B: Họ tên người lao động.
  • Cột 1,2: Bậc lương và hệ số lương của nhân viên.
  • Cột 3,4: Số sản phẩm, số tiền tính theo mỗi sản phẩm thành phẩm nếu lương của người lao động tính theo sản phẩm.
  • Cột 5,6: Điền số công và số tiền lương nếu lương của người lao động được tính theo thời gian làm việc.
  • Cột 7,8: Số ngày nghỉ việc, ngừng việc của nhân viên.
  • Cột 9: Các khoản phụ cấp của công ty.
  • Cột 10: Tổng tiền lương (theo sản phẩm hoặc theo thời gian) cộng với số tiền phụ cấp của người lao động được nhận trong tháng đó.
  • Cột 11: Tiền lương đã tạm ứng.
  • Cột 12, 13, 14, 15: Các khoản trừ từ lương người lao động như tiền đóng bảo hiểm xã hội, đóng thuế,... 
  • Cột 16: Tiền lương thực nhận sau khi trừ từ các cột từ 12 - 15.
  • Cột 17: Người lao động nhận lương ký nhận.

>>>> XEM THÊM: Payroll là gì? Hướng dẫn xây dựng bảng lương hiệu quả

3.3. Các hàm Excel cơ bản tính lương

Khi sử dụng trang tính hoặc phần mềm Excel có rất nhiều hàm tính toán hỗ trợ quản lý lương nhân viên. Tuy nhiên, khi tạo bảng tính lương nhân viên Excel, sẽ có 4 hàm chính mà các kế toán viên cần lưu ý khi tìm cách làm bảng lương cho từng nhân viên: 

STT

Tên hàm

Công thức

Lưu ý

1

Hàm IF

Hàm IF : =IF (điều kiện, giá trị A, giá trị B)

Giá trị sẽ là A nếu điều kiện được đáp ứng hoặc B nếu điều kiện không được đáp ứng

2

Hàm COUNTIF

Hàm COUNTIF (Đếm ô theo điều kiện): = COUNTIF (phạm vi, tiêu chí)

  • Phạm vi: Vùng dữ liệu cần đếm.
  • Tiêu chí: Một số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc chuỗi văn bản xác định các ô cần đếm.

3

Hàm SUMIF 

Hàm SUMIF (Tính tổng theo điều kiện): = SUMIF (range, criteria, [sum_range])

  • Range: Phạm vi dữ liệu để đánh giá theo điều kiện. Các ô trong mỗi phạm vi phải là số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.
  • Criteria: Đây là tiêu chí ở dạng số, biểu thức, văn bản hoặc hàm nhằm giúp xác định các ô cần thêm.
  • Sum_range: Đây là các ô thực tế cần thêm nếu các ô khác với các ô được chỉ định trong phạm vi sẽ được thêm vào.

4

Hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP

VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num,[range_lookup])

Được sử dụng để tìm kiếm thông tin trong vùng dữ liệu.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Phụ cấp lương là gì? Cập nhật quy định phụ cấp lương mới nhất

4. Phần mềm 1C:Company Management hỗ trợ lập bảng tính lương nhân viên 

Phần mềm 1C:Company Management cho phép các doanh nghiệp dễ dàng số hóa quy trình tạo bảng lương cho các nhân viên trong công ty. Quản lý trực tiếp có thể giao việc cho nhân viên và dễ dàng kiểm soát quá trình thực hiện công việc của người lao động thông qua chức năng giao việc và công khoán. Ngoài ra quy trình quản lý nhân sự cũng được tối ưu hóa từ việc khai báo thông tin nhân sự, sau đó là tiến hành tiếp nhận làm việc tại phòng ban, tính lương hàng kỳ, lập các báo cáo nhân sự,... 

phiếu lương nhân viên
Phần mềm 1C:Company Management hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tính lương tự động

Một số ưu điểm nổi bật của tính năng hỗ trợ tính lương nhân sự 1C Việt Nam có thể kể đến như: 

  • Hệ thống tự động tính lương dựa trên 3 nguồn cơ sở dữ liệu: Dữ liệu bên trong hệ thống, import dữ liệu từ bên ngoài qua thư viện API và các hàm, công thức được cài đặt như Excel.
  • Tạo bảng lương chi tiết theo mẫu của doanh nghiệp tự động. 
  • Tự động gửi Payslip cho nhân viên giúp theo dõi lương hàng tháng.
  • Cho phép xây dựng bảng lương theo từng phòng ban, vị trí, đối tượng.
  • Đầy đủ các báo cáo thống kê và biểu đồ về lương của từng người lao động như một phần mềm tính lương thực sự. 

Trên đây là mẫu bảng lương nhân viên chi tiết năm 2025 đảm bảo tính chính xác cao, dễ áp dụng. Nhà quản trị có thể thay đổi phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến về quản trị doanh nghiệp và phần mềm 1C:Company Management đừng quên liên hệ 1C Việt Nam để được giải đáp chi tiết

>>>> BÀI VIẾT KHÁC: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay