Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Thị phần là gì? 2 cách tính thị phần của doanh nghiệp
1C Việt Nam
(27.09.2024)

Thị phần là gì? 2 cách tính thị phần của doanh nghiệp

Thị phần là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đánh giá được vị thế của mình trên thị trường đầy biến động. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam xin gửi đến Quý doanh nghiệp các thông tin liên quan đến thị phần là gì, cách tính thị phần và các giải pháp giúp gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. Xem ngay nhé! 

1. Thị phần là gì? 

Thị phần ( tên tiếng Anh là Market Share) là một thuật ngữ thể hiện phần trăm tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trên thị trường mà một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thị phần càng cao thì doanh thu càng lớn, vị thế cạnh tranh cũng tăng theo. Vì vậy, doanh nghiệp đứng đầu thị trường trong một ngành chính là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.

Hiểu và biết cách tính thị phần là kiến thức quan trọng đối với các nhà quản trị, giúp hình dung rõ ràng các sản phẩm/dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng các sản phẩm/dịch vụ tiêu thụ trên thị trường.  

Ví dụ về thị phần: Apple là một ví dụ thực tế tuyệt vời về một doanh nghiệp nắm giữ thị phần tuyệt đối lớn và thống trị ngành mà công ty hoạt động. Trong ngành điện thoại thông minh, đây là một trong những công ty dẫn đầu thị trường, cạnh tranh với các đối thủ rất mạnh như Samsung và Huawei. Ở phần lớn các thị trường mà Apple hoạt động, công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ này chiếm thị phần trung bình là 70%.

Thị phần là gì
Thị phần phản ánh tỷ lệ phần trăm doanh thu mà một doanh nghiệp hiện có so với đối thủ 

>>>> XEM THÊM: 

2. Vai trò của thị phần đối với doanh nghiệp

Bên cạnh hiểu rõ về thị phần là gì, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tầm quan trọng của thị phần để áp dụng hiệu quả vào các chiến lược kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Dưới đây là 4 vai trò cơ bản của thị phần đối với doanh nghiệp: 

  • Xác định khả năng cạnh tranh: Nhờ việc xác định được thị phần mà mình đang chiếm lĩnh, doanh nghiệp có thể biết được khả năng cạnh tranh so với đối thủ, từ đó triển khai các chiến dịch, chiến lược Marketing và kinh doanh phù hợp. 
  • Xác định tốc độ tăng trưởng: Hiểu rõ về tốc độ tăng trưởng không chỉ giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh mà còn đề ra những hướng đi phù hợp. Qua đó, thị phần càng có giá trị thấp thì đồng nghĩa doanh nghiệp đang phát triển chậm hơn so với thị trường. Đồng thời, điều này cũng chứng tỏ tốc độ phát triển của doanh nghiệp đang bị trì trệ, các nhà quản lý cần thiết lập lại những chiến lược kinh doanh và Marketing phù hợp hơn với thị trường kinh doanh hiện nay. 
  • Là cơ sở để xây dựng nguồn lực: Thực tế, doanh nghiệp có thể củng cố và xây dựng các phương án bổ sung nhân lực hoặc các chính sách thúc đẩy phát triển dựa vào lượng thị phần mà doanh nghiệp đang sở hữu.  Nếu số liệu về thị phần của doanh nghiệp đang đạt ngưỡng thấp thì cần phải nhanh chóng bổ sung nhân lực phù hợp để triển khai các chiến lược giúp gia tăng thị phần. Ngược lại, nếu thị phần đang ở mức cao thì doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch về các chương trình khuyến mãi để tận dụng và phát huy những lợi thế hiện có.
  • Thúc đẩy doanh số: Việc tăng thị phần cũng giúp thúc đẩy tổng doanh số của công ty. Khi người tiêu dùng nhận thấy lòng trung thành với thương hiệu của phần lớn những người cùng ngành, những người tiêu dùng còn lại cũng sẽ có động lực mua sản phẩm đó.

>>>> ĐỌC NGAY: 

 

3. Cách tính thị phần của doanh nghiệp 

Dưới đây là công thức và cách tính thị phần tương đối, tuyệt đối chi tiết:  

3.1 Cách tính thị phần tuyệt đối

Công thức tính thị phần tuyệt đối có thể áp dụng theo 2 cách: 

Cách 1:

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường

Cách 2:

Thị phần = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

Ví dụ: 

  • Doanh nghiệp A kinh doanh bàn ghế gỗ gia công
  • Tổng thị phần khi bán ra là 1000 ghế
  • Doanh nghiệp A bán 200 ghế 

=> Khi đó, thị phần của doanh nghiệp A được xác định là (200/1000)*100 = 20% . Như vậy, doanh nghiệp A đang chiếm 20% thị phần về sản phẩm ghế gỗ gia công.

3.2 Cách tính thị phần tương đối

Thị phần tương đối là gì? Thị phần tương đối là chỉ số thể hiện được quy mô và lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ. Khi tính thị phần tương đối, các nhà quản trị có thể vạch ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh và mở rộng thị phần. 

Cách tính thị phần tương đối có thể được áp dụng theo 2 cách sau: 

Cách 1: Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số thu được của đối thủ 

Cách 2: Thị phần tương đối = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng số sản phẩm bán ra của đối thủ 

Để đi đến một kết luận chính xác, ngoài việc áp dụng theo công thức trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điểm sau:  

  • Nếu thị phần tương đối > 1, doanh nghiệp đang có lợi thế về cạnh tranh. 
  • Nếu thị phần tương đối < 1, lợi thế cạnh tranh đang thuộc về đối thủ.
  • Nếu thị phần tương đối = 1, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ đang tương đồng.
Thị phần là gì
Tính thị phần tương đối giúp doanh nghiệp vạch ra các chiến lược kinh doanh phù hợp 

>>>> THAM KHẢO NGAY: 

4. Ví dụ về cách tính thị phần của doanh nghiệp 

Giả sử bạn muốn tính thị phần của một nhà sản xuất đồ chơi trong một năm tài chính. Nhà sản xuất đồ chơi có tổng doanh thu là 20 triệu đô la và ngành sản xuất đồ chơi có tổng doanh thu là 200 triệu đô la trong một năm tài chính. Để tìm thị phần của nhà sản xuất đồ chơi, hãy chia 20 triệu đô la cho 200 triệu đô la. Thị phần của nhà sản xuất là 10%.

Sau đó, nhà sản xuất đồ chơi tung ra một sản phẩm mới thu hút được đối tượng mục tiêu của mình. Trong quý đầu tiên của năm sau, công ty có tổng doanh thu là 10 triệu đô la, trong khi doanh thu toàn ngành là 40 triệu đô la. Thị phần của công ty hiện đã tăng lên 25% doanh số trong quý đầu tiên. Khi phân tích sâu hơn, người ta xác định rằng công ty đồ chơi đã bán cho 10.000 khách hàng trong quý đầu tiên. Tổng cộng, có 31.250 khách hàng đã mua đồ chơi trong thời gian này. Mặc dù thị phần của công ty tính theo đô la là 25%, nhưng thị phần của công ty tính theo tổng số khách hàng là 32%.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

5. Phương pháp đo lường thị phần của doanh nghiệp 

Để tạo báo cáo thị phần, nhà quản trị cần nắm được các phương pháp xác định và đo lường thị phần của doanh nghiệp, trong đó nổi bật nhất là ứng dụng mô hình BCG (mô hình Boston). 

Mô hình được chia làm 4 ô, mỗi ô ứng với thị phần khác nhau của doanh nghiệp. Thông qua mô hình, doanh nghiệp cũng biết được bản thân cần làm gì để tăng thị phần. 

  • Ô ngôi sao: Doanh nghiệp có thị phần tốt. Các sản phẩm/dịch vụ nằm trong ô ngôi sao đang được thị trường đón nhận. Để mở rộng thị phần, doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư, phát triển các sản phẩm/dịch vụ đó. 
  • Ô bò sữa: Các sản phẩm/dịch vụ thuộc ô này đang có thị phần nhất định, mặc dù tăng trưởng chậm nhưng doanh thu khá ổn định. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần duy trì tốc độ phát triển ở mức độ vừa phải, hạn chế việc giảm thị phần. 
  • Ô dấu hỏi chấm: Doanh nghiệp đang có thị phần nhỏ. Các sản phẩm/dịch vụ thuộc ô này chủ yếu mới ra mắt, vẫn cần thời gian thử nghiệm. Để tăng thị phần, doanh nghiệp cần đẩy mạnh marketing vào các sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm này. 
  • Ô con chó: Sản phẩm/dịch vụ thuộc ô con chó không còn tiềm năng, đồng nghĩa với việc không đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xử lý và loại bỏ sớm các sản phẩm/dịch vụ này nhằm tránh làm tổn thất chi phí, đồng thời dồn nguồn lực vào phát triển thị phần của các nhóm trên. 

6. Các giải pháp giúp tăng thị phần cho doanh nghiệp

Sau khi đã nắm được thị phần là gì và cách tính thị phần, nhà quản trị nên tìm cách để mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Để tăng thị phần, các nhà quản trị cần áp dụng hiệu quả các chiến lược giúp thu hút và giữ chân khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Dưới đây là 6 giải pháp giúp tăng thị phần cho doanh nghiệp hiệu quả: 

6.1 Xây dựng chính sách cạnh tranh phù hợp

Bên cạnh những chiến lược quảng bá, khuyến mãi, nhiều doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút nhiều khách hàng đến mua sắm, đẩy mạnh doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để có được các chính sách cạnh tranh phù hợp, doanh nghiệp cần phải dựa vào các yếu tố quan trọng như: Thị trường mục tiêu, chi phí sản xuất, thương hiệu, đối thủ và chất lượng sản phẩm/dịch vụ. 

Thị phần là gì
Thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng 

6.2 Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Bên cạnh thực hiện các chính sách cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh về dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng khi mua sắm và  gia tăng thị phần của doanh nghiệp. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và là người đầu tiên quay lại nếu doanh nghiệp mở bán sản phẩm mới. 

Thị phần là gì
Quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng cũng là cách giúp gia tăng thị phần

6.3 Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ

Kinh doanh đa dạng sản phẩm/dịch vụ được xem là một chiến lược hiệu quả, thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Nếu số lượng khách hàng không có chuyển biến tốt thì việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng mới và khách hàng cũ cũng có thể mua thêm nhiều sản phẩm của cùng một thương hiệu.

6.4 Cải tiến, đổi mới

Đổi mới bộ máy là một phương pháp tuyệt vời để gia tăng thị phần cho doanh nghiệp, ví dụ như đổi mới sản phẩm, phương pháp sản xuất hay đơn giản là quảng bá công nghệ mới ra thị trường mà các đối thủ cạnh tranh chưa cung cấp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế hơn so với đối thủ cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Thị phần là gì
Liên tục đổi mới các chính sách, chất lượng sản phẩm/dịch vụ

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 

6.5 Mua bán và sáp nhập

Mua lại đối thủ cạnh tranh chính là phương pháp chắc chắn để giúp cho doanh nghiệp nâng cao thị phần. Thông qua cách này, doanh nghiệp vừa có thể khai thác được tệp khách hàng hiện có của đối thủ, vừa chiếm được thị phần khá lớn cho doanh nghiệp, làm giảm số lượng các công ty cạnh tranh trên thị trường.  

Cách tính thị phần
Mua lại các doanh nghiệp nhỏ lẻ để củng cố thêm thị phần 

6.6 Hiểu rõ insight khách hàng

Cuối cùng, để duy trì và có được lượng khách hàng ổn định thì việc nắm rõ về insight khách hàng là điều vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng áp dụng. Mặc dù có được thị trường rộng lớn nhưng khách hàng không thích sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì tất cả các chiến lược marketing, kinh doanh cũng sẽ trở nên vô nghĩa. 

6.7 Trọng dụng nhân tài

Hầu như các doanh nghiệp có thị phần cao đều chú trọng đến những nhân viên có tay nghề và tận tâm nhất. Trọng dụng những nhân viên giỏi nhất chính là cách giúp doanh nghiệp giảm chi phí liên quan đến luân chuyển lao động và đào tạo. Để làm được điều này, các nhà quản trị cần đưa ra các mức lương và phúc lợi cạnh tranh lý tưởng. 

Dashboard là gì
Nắm rõ nhu cầu tiêu dùng chính là cách hiệu quả để giữ chân khách hàng  

Có thể nói, thị phần đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến doanh thu và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường biến động. Thông qua những chia sẻ về thị phần là gì, cách tính thị phần và những giải pháp giúp gia tăng thị phần mà 1C Việt Nam đã cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp đã hiểu rõ và áp dụng được hiệu quả vào chiến lược kinh doanh của mình. Để gia tăng thị phần, doanh nghiệp có thể áp dụng các cải tiến, đổi mới vào hoạt động kinh doanh, tiêu biểu như phần mềm 1C:Company Management. Đây là một phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện, kết nối các phòng ban lại với nhau, giúp tối ưu chi phí và tăng hiệu quả vận hành. Tham khảo thêm thông tin phần mềm tại trang chủ 1C Việt Nam nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay